
Bạn làm việc tại công ty, cơ quan hay đơn vị nào đó nhưng nhiều tài khoản cùng sử dụng trên một thiết bị thì việc cấp quyền sử dụng Admin và User trên cùng một thiết bị là việc vô cùng cần thiết. Bài viết này Huy Công Nghệ sẽ hướng dẫn bạn Các cách cấp quyền Administrator Windows 10 nhé bạn hãy cùng tham khảo qua bài viết này để có những thủ thuật bổ ích.
Cấp quyền Administrator trên Windows là gì?
Thông thường khi bạn sử dụng 1 tài khoản trên một thiết bị thì tài khoản đó của bạn là tài khoản Admin có toàn quyền sử dụng, đọc, ghi, xóa bất kỳ dữ liệu nào mà mình muốn. Tuy nhiên, trên một thiết bị mà nhiều tài khoản cùng sử dụng có thể dẫn đến những vấn đề không đáng có liên quan đến dữ liệu, khi đó tài khoản Admin sẽ là trung gian quản lý những dữ liệu quan trọng để tránh mất dữ liệu cũng như tăng bảo mật.

Các cách cấp quyền Administrator trên Windows 10
Dưới đây là một vài cách cấp quyền Administrator được Huy Công Nghệ tổng hợp lại đơn giản, chi tiết chia sẻ đến với các bạn qua bài viết này.
Thiết lập quyền Administrator cho từng tài khoản riêng biệt trên Windows 10
Thực hiện thiết lập quyền Administrator cho từng tài khoản riêng biệt trên Windows 10 bạn thực hiện theo tuần tự các bước hướng dẫn như sau:
Bước 1: Bạn có thể chọn vào Start và chọn vào biểu tượng bánh răng (Settings) hoặc nhanh hơn là dùng tổ hợp phím Windows + i để bật bảng công cụ Settings trên thiết bị

Bước 2: Sau đó, tại bảng công cụ Settings bạn chọn vào Accounts.

Bước 3: Tiếp theo đó bạn chọn vào Family & other users và chọn vào Change account type để phân quyền user trên Windows

Bước 4: Click vào mục Standard User và chọn Administrator để chuyển sang quyền Admin => chọn OK lưu lại thông tin cài đặt

Khi này bạn sẽ thấy được tài khoản của mình đang được cấp quyền Administrator

Tạo tài khoản Administrator từ tài khoản User thông thường
Dưới đây là cách cấp quyền Administrator từ tài khoản User thông thường, bạn thực hiện theo tuần tự các bước như sau:
Bước 1: Bạn dùng tổ hợp phím Windows + S và nhập vào khung tìm kiếm với Command prompt và chạy dưới quyền Run as administrator

Bước 2: Sau đó, bạn nhập đoạn lệnh này vào bảng công cụ Command prompt
net user administrator /active:yes

Bước 3: Khi này bạn khởi động lại thiết bị và chọn vào tài khoản Administrator và Click vào Sign in để đăng nhập. Sau cùng bạn kiểm tra lại tài khoản có đang là tài khoản Administrator hay không nếu như bạn đã thấy được tài khoản Administrator là thành công rồi đấy.

Tham khảo thêm bài viết:
- Hướng dẫn cài đặt, gỡ cài đặt font chữ trên Windows 11 đơn giản xem xong làm được ngay
- Hướng dẫn bật, tắt chế độ Dark Mode trên Windows 11 cực dễ
- Các cách tắt chuột cảm ứng(TouchPad) trên laptop Windows, MacOS không phải ai cũng biết
- [Hướng dẫn] Các cách tùy chỉnh màn hình khóa trên Windows 11
Kết luận
Trên đây là những cách tổng hợp “Các cách cấp quyền Administrator trên Windows 10” được Huy Công Nghệ chia sẻ đến với các bạn. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có được bài viết này bạn sẽ được những thông tin bổ ích hơn về việc sử dụng máy tính, laptop nhé!